Điểm danh các loại hạt dinh dưỡng cho mẹ bầu và thai nhi

Đồ ăn vặt là một phương pháp tốt bổ sung năng lượng và dinh dưỡng cho bà bầu. Đặc biệt trong các tình huống như 3 tháng đầu nghén, ăn uống khó… hay 3 tháng cuối thai suy dinh dưỡng. Có rất nhiều lựa chọn khi muốn bổ sung năng lượng nhưng không tăng cân quá nhanh, đảm bảo sức khỏe cho bà bầu và thai nhi.

Nếu bà bầu tích cực bổ sung các thực phẩm giàu đường mỡ thì dẫn đến mẹ béo phì, tiểu đường. Thay vào đó, các loại hạt là một trong các giải pháp chọn lựa và có thể bổ sung năng lượng, chất xơ, các vi chất, tiện lợi bổ sung giữa các bữa chính. Cùng nhau tìm hiểu 11 loại hạt dinh dưỡng tốt cho mẹ bầu dưới đây.

Hạt óc chó

Thành phần: giàu vitamin E, omega-3, axit hữu cơ và phốt pho,… Đặc biệt, các axit hữu cơ có trong quả óc chó được chứng minh là có tác dụng kích thích sự phát triển não bộ của thai nhi. Mỗi ngày mẹ bầu nên sử dụng từ 6-8 quả óc chó trong thực đơn ăn phụ của mình.

Hạt óc chó

Hạt hạnh nhân

Hạt hạnh nhân có tác dụng gì cho bà bầu? Trong hạt hạnh nhân có chứa hàm lượng omega-3 dồi dào, folate, axit folic và magiê. Mỗi ngày, mẹ bầu nên ăn khoảng 28 gram hạnh nhân (tương đương 23 hạt).

Hạt dẻ

Chứa rất nhiều protein, canxi, chất béo, sắt, kẽm, phốt pho và vitamin. Hạt dẻ cung cấp năng lượng, tăng lưu lượng máu và cung cấp chất dinh dưỡng cho hệ cơ xương.

Hạt chia

Trong hạt chia có chứa axit béo Omega-3, axit folic cao và nhiều chất dinh dưỡng khác. Mỗi ngày, mẹ bầu nên sử dụng 1-2 thìa hạt chia.

Hạt sen

Thành phần: giàu protein, canxi, và phốt pho. Hạt sen tốt cho sức khỏe tinh thần của mẹ bầu và sự phát triển hệ thần kinh và não bộ của thai nhi. Có thể chế biến hạt sen thành các món bổ dưỡng như gà hầm hạt sen, chè hạt sen để ăn mỗi tuần.

Hạt đậu phộng

Trong đậu phộng có chứa hơn 10 axit amin, folate và nhiều chất dinh dưỡng khác. Lưu ý: đậu phộng giàu lipid. Để tiêu thụ được một lượng đậu phộng vừa đủ, nên luộc. Không nên chiên vì dầu mỡ khiến no lâu, béo phì.

Hạt mắc ca

Thành phần: vitamin A, B, E, các khoáng chất, protein và axit béo. Hạt mắc ca giúp mẹ bầu có hệ miễn dịch khỏe mạnh, hỗ trợ chứng nghén ăn và khôi phục lại năng lượng đã mất. Hàm lượng: 4-5 hạt/ngày.

Hạt bí

Hạt bí cung cấp sắt, kali, chất béo, vitamin, calorie… và nhiều chất dinh dưỡng khác. Hạt bí cũng có axit pantothenic giúp giảm cholesterol trong máu, ngăn ngừa cao huyết áp, nhồi máu cơ tim, đột quỵ, chống lão hóa, tăng sức đề kháng. Kẽm: 28g hạt bí sẽ có hơn 2 mg, tăng cường hệ miễn dịch.

Hạt điều

Thành phần: Một ounce hạt điều chưa rang cung cấp lượng chất dinh dưỡng đáng kể. Hạt điều giúp xây dựng hệ cơ bắp khỏe mạnh và hệ xương chắc khỏe cho thai nhi. Lượng hạt: 15 hạt/ngày.

Hạt hướng dương

Trong hạt hướng dương có chứa vitamin E, protein, sắt, kali và nhiều chất dinh dưỡng khác. Hạt hướng dương giúp phát triển niêm mạc, nội mạc, thúc đẩy lưu thông máu tốt hơn, ngăn chặn đông máu.

Nho khô

Trong nho khô có chứa rất ít chất béo nhưng lại sinh nhiều năng lượng. Nho khô cung cấp nhiều chất dinh dưỡng như chất xơ, vitamin A, C, canxi, magiê và kali. Nho khô là món ăn bỏ túi cho bà bầu do mùi vị thơm ngon, tiện lợi.

Tóm lại, các loạt hạt dinh dưỡng cho mẹ bầu có chứa những chất dinh dưỡng tốt như chất béo không bão hòa đơn, omega-3, vi lượng, các vitamin và khoáng chất, chất xơ và sterol thực vật, protein và chất béo nguồn gốc từ thực vật.

Ăn các loại hạt tốt cho bà bầu sao cho đúng cách?

  • Mua nơi có uy tín
  • Đảm bảo hạt chất lượng, rõ nguồn gốc, có hạn sử dụng
  • Sử dụng đúng hàm lượng như khuyến cáo
  • Chế biến: luộc, rang, hếp, trộn… chế biến cùng các món khác tuỳ theo từng loại hạt
  • Không để qua đêm

Nếu mẹ bầu dị ứng với các loại đậu và hạt, cần tìm hiểu và xử lý kịp thời. Triệu chứng dị ứng có thể nhẹ hoặc nặng. Dùng thuốc kháng histamin cho trường hợp nhẹ, đến bệnh viện gần nhất cấp cứu cho trường hợp nặng. Đối với trường hợp dị ứng không rõ nguyên nhân, nên tìm hiểu tại bệnh viện da liễu.

Mẹ bầu có thể tham khảo thêm các thực đơn dành cho mẹ bầu và đặt câu hỏi tại Góc chuyên gia để biết thêm thông tin chi tiết.

Đừng quên chú ý đến dinh dưỡng của mình và sức khỏe của bé yêu nhé!

Lê Hoài Nam, tác giả của kidbicals.vn, là người đam mê chia sẻ kiến thức sức khỏe mẹ và bé. Với tầm nhìn chăm sóc gia đình, anh không chỉ là người viết bài mà còn là người hướng dẫn và đồng hành cùng các bậc phụ huynh. Với sự tận tâm và kiến thức chuyên sâu, Lê Hoài Nam mong muốn mang đến cho độc giả những thông tin hữu ích và đáng tin cậy, giúp mọi gia đình phát triển mạnh mẽ và khoẻ mạnh.

Related Posts

Thực đơn món ngon cho bé 7 tuổi mẹ không nên bỏ qua

Thực đơn món ngon cho bé 7 tuổi mẹ không nên bỏ qua

Thực đơn dinh dưỡng hàng ngày đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển khỏe mạnh và toàn diện của bé. Bạn đã biết những món…

Trẻ 14 tháng biếng ăn phải làm sao? 10 cách trị trẻ lười ăn và thực đơn

Trẻ 14 tháng biếng ăn có thể ảnh hưởng đến sự phát triển cả thể chất lẫn trí não của bé. Vì vậy, hiểu rõ nguyên nhân…

Mẫu thực đơn cho bé 3 tuổi tăng cân nhanh các mẹ nên biết

Mẫu thực đơn cho bé 3 tuổi tăng cân nhanh: Những gợi ý hấp dẫn

Cách xây dựng thực đơn giúp cho bé 3 tuổi tăng cân là điều mà các bậc phụ huynh rất quan tâm vì ở tuổi này nhiều…

Bé 14 tháng tuổi

Bé 14 tháng tuổi: Chăm sóc và phát triển

Chào mừng bạn đến với giai đoạn quan trọng trong cuộc sống của bé 14 tháng tuổi! Tuổi này được miêu tả bằng từ “hiếu động” để…

Top 22 loại thuốc cho trẻ biếng ăn được nhiều mẹ tin dùng

Top 22 Thuốc Cho Trẻ Biếng Ăn: Lựa Chọn An Toàn và Hiệu Quả

Trẻ biếng ăn hay các sản phẩm giúp bé ăn ngon đang được nhiều bậc phụ huynh chọn lựa khi trẻ gặp tình trạng biếng ăn kéo…

Cách chế biến bột yến mạch cho bé ăn dặm thơm ngon, dinh dưỡng

Video cho bé ăn yến mạch đúng cách Bột yến mạch là một loại bột rất dễ sử dụng khi nấu ăn dặm cho bé. Bạn có…