Sau 9 tháng thai kỳ, thực phẩm bạn ăn không chỉ cung cấp dưỡng chất cho bạn mà còn cho em bé. Tuy nhiên, sau khi sinh, chế độ ăn uống của bạn cũng rất quan trọng. Nó giúp cơ thể phục hồi và cung cấp năng lượng cần thiết để chăm sóc thiên thần bé nhỏ trong lòng bạn.
- 9 Món Cháo Bổ Sung Sắt Cho Bé – Đơn Giản Nhưng Hiệu Quả
- Sữa Canxi Nano: Bí Quyết Bổ Sung Canxi Cho Xương Khớp
- Chăm sóc và Nuôi dưỡng trẻ sơ sinh suy dinh dưỡng bào thai
- Thuốc bổ sung canxi cho bé 3 tuổi: Lựa chọn, cách uống và lỗi thường gặp
- Bột ăn dặm ngũ cốc Bắp non – Một lựa chọn hoàn hảo cho bé yêu của bạn
Ăn bao nhiêu là đủ?
Sau khi sinh, hầu hết các bà mẹ cần tới 1800 đến 2200 calo mỗi ngày, và thêm 500 calo nữa (tương đương 3 chén cơm mỗi ngày) nếu bạn đang cho con bú sữa mẹ. Nếu bạn thiếu cân hoặc sinh nhiều hơn một con, cần nhiều calo hơn nữa.
Bạn đang xem: Dinh dưỡng cho mẹ bỉm sữa sau sinh
Xem thêm : Tự tin tìm lại sức khỏe với chế độ dinh dưỡng sau sinh
Để đáp ứng nhu cầu năng lượng này, bạn cần:
- Ăn nhiều bữa: chia khẩu phần cả ngày thành nhiều bữa (3-6 bữa/ngày, bao gồm 3 bữa chính và các bữa phụ).
- Ăn đa dạng: cung cấp các loại thực phẩm từ 4 nhóm chất dinh dưỡng: bột đường, đạm, béo, vitamin và khoáng chất.
- Bổ sung vitamin và khoáng chất cần thiết: ngay sau khi sinh hoặc trong vòng 1 tháng đầu sau sinh, bạn nên dùng 1 viên vitamin A liều cao (200.000UI), và tiếp tục sử dụng viên sắt hoặc viên đa vitamin (ít nhất trong 1 tháng đầu sau sinh).
Nên ăn những loại thực phẩm nào?
Bạn không cần ăn những loại thực phẩm đặc biệt. Chỉ cần tuân thủ chế độ ăn cân bằng – tức là phối hợp nhiều loại thực phẩm lành mạnh khác nhau, bao gồm:
- Tinh bột: như cơm, phở, mì, bánh mì, khoai tây,…
- Các sản phẩm từ sữa: như sữa chua, sữa tươi
- Chất béo: để đảm bảo chất lượng sữa cho bé, bạn cần bổ sung chất béo lành mạnh từ dầu cá, các loại hạt, cá hồi và các loại cá vùng biển lạnh khác
- Protein: bữa ăn của bạn cần đảm bảo cung cấp đủ chất protein động vật (thịt, cá, trứng, sữa…) và thực vật (đậu, mè, ngũ cốc,…)
- Rau củ và trái cây: tăng cường ăn nhiều rau củ và trái cây hàng ngày để cung cấp đủ vitamin và khoáng chất cần thiết, đồng thời cung cấp đủ chất xơ để tránh táo bón
- Nhu cầu về nước: hãy uống đủ nước (trung bình từ 2,0 – 2,5 lít nước/ngày, tương đương 12 đến 15 cốc nước). Nếu nước tiểu màu vàng đậm hoặc có mùi mạnh, bạn cần uống thêm nước.
Một số lưu ý khác về dinh dưỡng cho mẹ sau sinh
- Sau khi sinh, bạn không nên kiêng khem mà ngược lại, cần ăn đủ và đa dạng để cung cấp đầy đủ các vitamin và khoáng chất cho cơ thể.
- Sinh nở dẫn đến mất máu và thiếu sắt. Vì vậy, cần bổ sung sắt trong chế độ ăn hàng ngày.
- Sắt động vật: có trong gan, thịt bò, thịt gà, hải sản có vỏ cứng, trứng,…
- Sắt thực vật: từ đậu phụ, các loại đậu, rau sẫm màu (cải bó xôi, bông cải xanh, rau cải ngọt,…)
- Khi cho con bú, thực phẩm bạn ăn có thể truyền qua sữa cho bé. Vì vậy, hãy cẩn thận với các loại thực phẩm như:
- Rượu bia: bé còn rất nhạy cảm với rượu bia, vì vậy không được uống bất kỳ lượng rượu nào.
- Trà, cà phê: không nên uống quá nhiều trà và cà phê khi cho con bú, vì chúng chứa chất kích thích có thể làm bé bứt rứt, khó chịu, khó ngủ.
- Cá chứa thủy ngân: thủy ngân trong sữa mẹ ảnh hưởng đến sự phát triển thần kinh của bé, vì vậy hạn chế ăn cá ngừ, cá kiếm, cá mập.
- Theo dõi phản ứng của bé sau khi bạn ăn một loại thực phẩm, có thể bé bị dị ứng với các biểu hiện như: không bú tốt, không tăng cân đều, tiêu chảy, khó tiêu, nổi mẩn đỏ, sưng mắt, môi hay mặt, chảy nước mũi, nôn trớ.
Xem thêm : Nên ăn tôm hay ăn cá: Trẻ em ăn nhiều có tốt không?
Mỗi bé có thể nhạy cảm với từng loại thực phẩm khác nhau. Một số loại thực phẩm dễ gây dị ứng gồm: thịt bò, sữa bò, trứng, các loại động vật vỏ cứng như sò, tôm, cua,…
Nguồn: Vụ Sức khỏe Bà mẹ – Trẻ em, Viện Dinh dưỡng Quốc gia, Babycenter.com, Webmd.com.
Nguồn: https://kidbicals.vn
Danh mục: Dinh dưỡng