Thêm vào cách ăn sữa mẹ, lúc 7 tháng tuổi, bé của bạn đã sẵn sàng trải nghiệm những thực phẩm mới trong chế độ ăn dặm. Vậy, bé 7 tháng ăn được những gì? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết này.
- Trẻ suy dinh dưỡng cần ăn gì? Top thực phẩm cần bổ sung và chế độ ăn cho trẻ suy dinh dưỡng
- Chế độ ăn cho trẻ 12 – 24 tháng tuổi: Hướng dẫn và công thức
- Gợi ý thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi
- Giúp mẹ tìm hiểu chế độ ăn cho bé 10 tháng tuổi
- Sữa Suregrow – Lựa chọn hàng đầu cho bé biếng ăn, chậm tăng cân và suy dinh dưỡng
[Giải đáp] Trẻ 7 tháng tuổi ăn dặm được những gì?
Trái cây xay nhuyễn
Trái cây là nguồn cung cấp vitamin, khoáng chất và chất xơ tuyệt vời cho bé 7 tháng tuổi. Bạn nên lựa chọn trái cây có vị vừa phải, không quá chua cũng không quá ngọt, dễ dàng xay hoặc nghiền nhuyễn như táo, bơ, chuối…
Bạn đang xem: Kabrita Việt Nam: Những Thực Phẩm Thích Hợp Cho Trẻ 7 Tháng Tuổi Ăn Dặm
Mẹ cần mua trái cây có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng và rửa sạch, gọt bỏ vỏ trước khi cho bé ăn. Trái cây không chỉ tăng cường vitamin, khoáng chất mà còn bổ sung chất xơ, giúp bé hạn chế táo bón.
Cháo
Ngoài bột ăn dặm, bạn có thể cho bé ăn cháo làm từ ngũ cốc, đậu và các loại hạt. Điều này sẽ giúp con nhận được đa dạng dưỡng chất và đảm bảo bữa ăn dặm không bị nhàm chán.
Thịt xay nhuyễn
Đạm (Protein) đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với sự phát triển của trẻ. Bạn có thể lựa chọn thịt gà, cá, tôm, cua… để bổ sung protein cung cấp cho bé. Chế biến thịt bằng cách nấu chín, sau đó xay hoặc tán nhuyễn và cho bé ăn cùng với bột, cháo.
Rau xanh
Rau xanh là nguồn cung cấp vitamin, khoáng chất và đặc biệt là chất xơ để hỗ trợ tiêu hóa tốt hơn cho bé 7 tháng tuổi. Mẹ có thể nấu chín rau, xay nhuyễn và trộn với cháo hoặc bột để bé ăn dễ dàng. Loại rau giúp bé đi ngoài dễ dàng và giải nhiệt tốt có thể kể đến như mồng tơi, rau dền, rau ngót…
Trứng
Trứng là thực phẩm không thể thiếu trong chế độ ăn dặm của bé 7 tháng tuổi. Cung cấp chất béo và protein tốt cho sự phát triển của bé. Mẹ có thể chế biến trứng thành nhiều món khác nhau để bé thử.
Phô mai
Xem thêm : Bé 5 tháng ăn bánh ăn dặm được không?
Phô mai cung cấp dưỡng chất tốt như chất béo, canxi, protein… và có vị thơm ngon kích thích vị giác của bé. Bạn có thể cho bé ăn phô mai trong bữa phụ hoặc trộn phô mai vào bột, cháo trong bữa ăn chính.
Trẻ 7 tháng nên bổ sung chất gì?
Trẻ 7 tháng tuổi cần được bổ sung rất nhiều dưỡng chất như:
Sắt
Sắt là dưỡng chất thiết yếu cho sự phát triển của não và hệ thần kinh của bé. Sắt cũng tham gia cấu tạo máu, vì vậy thiếu sắt kéo dài dễ dẫn đến tình trạng thiếu máu. Bạn có thể bổ sung sắt cho bé thông qua thịt đỏ, rau lá màu xanh đậm, họ đậu, ngũ cốc…
Kẽm
Thiếu kẽm sẽ khiến bé ăn không ngon, vị giác bất thường, rụng tóc, tiêu chảy kéo dài… Bạn có thể bổ sung kẽm cho bé thông qua thịt, hải sản, các loại hạt, đậu lăng, măng tây…
Vitamin C
Vitamin C giúp tăng cường sức đề kháng và tự làm lành vết thương của da. Bạn có thể bổ sung vitamin C thông qua nhiều loại trái cây và rau quả như dâu tây, dưa đỏ, cam quýt, đu đủ, kiwi, xoài, bông cải xanh…
Vitamin A
Vitamin A đảm bảo bé tăng trưởng bình thường và tăng cường hệ miễn dịch. Bạn có thể bổ sung vitamin A thông qua khoai lang, cà rốt, các loại rau quả màu cam, đỏ, rau lá xanh đậm, sữa nguyên chất, cá, thịt bò và cừu.
Vitamin D
Để hỗ trợ bé phát huy chiều cao tối đa, hãy bổ sung vitamin D từ sữa, ngũ cốc, cá hồi…
Omega-3
Omega-3 cần thiết cho sự phát triển trí não của bé. Bạn có thể bổ sung Omega-3 thông qua quả óc chó, hạt chia và hạt lanh.
Lưu ý khi cho bé 7 tuổi ăn dặm
Bên cạnh chế độ ăn uống và bổ sung dưỡng chất, có một số điều mẹ cần lưu ý khi cho bé 7 tháng tuổi ăn dặm:
- Đừng ép bé ăn quá nhiều. Ép bé ăn quá nhiều có thể gây biếng ăn tâm lý.
- Thiết lập chế độ ăn uống cho bé. Hạn chế đồ ăn không lành mạnh và thiết lập khung giờ ăn cố định để bé hình thành tính kỷ luật từ sớm.
- Nấu chín thực phẩm trước khi cho bé ăn để tránh táo bón, tiêu chảy, chướng bụng…
- Hạn chế nêm nếm gia vị. Đừng thêm muối hoặc nước mắm vào đồ ăn dặm của bé, vì rau, củ, quả, thịt… đã cung cấp đủ lượng muối mà cơ thể bé cần.
Những câu hỏi thường gặp về chế độ ăn dặm của bé 7 tháng tuổi:
- Bé 7 tháng ăn được những thực phẩm nào và không ăn được thực phẩm nào?
- Bé 7 tháng tuổi ăn được hầu hết các loại thực phẩm, ngoại trừ: mật ong, sữa bò tươi, lòng trắng trứng, hải sản có vỏ…
- Bé 7 tháng tuổi ăn dặm bao nhiêu là đủ?
- Mỗi ngày, chế độ ăn của bé 7 tháng bao gồm: 2 chén bột hơi đặc (khoảng 10%), bú mẹ theo nhu cầu và ăn một số loại trái cây để bổ sung chất xơ.
- Đặc điểm vị giác của trẻ 7 tháng tuổi như thế nào?
- Ở giai đoạn này, vị giác của bé rất phát triển. Bạn nên giúp bé thử nhiều loại hương vị khác nhau, bao gồm cả vị đắng.
Kabrita là một giải pháp tiêu hóa dịu nhẹ từ sữa dê. Sản phẩm này được sản xuất từ sữa dê chất lượng châu Âu và có nhiều cải tiến vượt trội để đảm bảo hệ tiêu hóa của bé còn non nớt khỏe mạnh.
Kabrita giúp bé dễ tiêu hóa nhờ chứa ít αs1 casein và hàm lượng Oligosaccharides phong phú. Sữa dê Kabrita chỉ có đạm quý A2, không chứa A1 βcasein, giúp cải thiện các vấn đề liên quan đến hệ tiêu hóa như táo bón, đầy hơi, chướng bụng…
Hơn nữa, Kabrita bổ sung chất xơ GOS, tăng cường Beta-Palmitate và hàm lượng tỉ lệ đạm Whey:Casein được điều chỉnh tối ưu. Đây là lựa chọn không thể bỏ qua để bé có hệ tiêu hóa khỏe mạnh, hấp thu trọn vẹn dưỡng chất.
Trên đây là những thông tin giải đáp về chế độ ăn dặm cho bé 7 tháng tuổi và những lưu ý quan trọng. Chế độ ăn uống và tình trạng sức khỏe của bé luôn là ưu tiên hàng đầu của ba mẹ. Vì vậy, hãy lựa chọn loại sữa công thức phù hợp với bé, đặc biệt là những sản phẩm dành riêng cho hệ tiêu hóa của trẻ nhỏ.
Nguồn: https://kidbicals.vn
Danh mục: Dinh dưỡng