Thực đơn ăn dặm cho bé 10 tháng – 30 món thơm ngon bổ dưỡng

Bước sang tháng thứ 10, con sẽ có rất nhiều thay đổi về tâm lý và thể chất. Do đó, để đảm bảo cho sự phát triển toàn diện cho trẻ, mẹ cần chú ý đến thực đơn ăn dặm cho bé 10 tháng. Con sẽ cần cung cấp những loại thực phẩm gì và nên nấu món gì cho bé ăn dặm là thắc mắc của rất nhiều phụ huynh. Ngay sau đây, Sakura Montessori sẽ giúp mẹ giải đáp những thắc mắc đó.

Thực đơn ăn dặm cho bé 10 tháng

6 Nguyên tắc xây dựng thực đơn ăn dặm cho bé 10 tháng tuổi

Trước khi cho bé 10 tháng tuổi ăn dặm, mẹ cần tìm hiểu về những nguyên tắc khi xây dựng thực đơn cho con. Có như vậy mới đảm bảo được tính khoa học và phù hợp trong chế độ ăn của trẻ. Mẹ hãy lưu ý 6 nguyên tắc dưới đây nhé!

6 Nguyên tắc xây dựng thực đơn ăn dặm cho bé 10 tháng tuổi

Đa dạng thực phẩm

Khi bước sang tháng thứ 10, con đã quen với việc ăn dặm và có nhu cầu nhiều hơn về dinh dưỡng. Việc đa dạng thực phẩm sẽ giúp con tiếp nhận được nhiều chất dinh dưỡng hơn, giúp con có thể phát triển toàn diện. Không chỉ thế, đa dạng thực phẩm đồng nghĩa với đa dạng món ăn dặm, con sẽ cảm thấy thích thú hơn với việc ăn dặm.

Đảm bảo đầy đủ chất xơ và ngũ cốc

Chất xơ và ngũ cốc là một nguồn năng lượng lành mạnh và giúp hệ tiêu hóa của con được hoạt động tốt hơn. Chất xơ có khả năng cung cấp dinh dưỡng cho vi khuẩn có lợi trong ruột non, giúp duy trì hệ vi sinh đường ruột cân bằng và làm tăng sự phát triển của các vi khuẩn có lợi. Bên cạnh đó, chất xơ và ngũ cốc có thể giúp làm giảm khả năng mắc các bệnh béo phì ở trẻ nhỏ.

Không thể thiếu Protein

Protein là một thành phần quan trọng trong quá trình phát triển và tăng trưởng của bé. Nó đóng vai trò xây dựng và sửa chữa các tế bào và mô trong cơ thể, bao gồm cơ bắp, mô xương, da, mái tóc, móng và hệ thống miễn dịch.

Protein cũng cần thiết cho phát triển và chức năng của não bộ. Các axit amin trong protein làm việc như “nguyên liệu” để xây dựng các hợp chất dùng để chuyển tín hiệu giữa các tế bào não.

Cung cấp chất béo đầy đủ

Chất béo là một nguồn năng lượng quan trọng cho hoạt động của não bộ. Não của bé 10 tháng tuổi đang phát triển nhanh chóng và chất béo là thành phần chính của màng tế bào não. Việc cung cấp đủ chất béo giúp hỗ trợ sự phát triển và chức năng của não bộ.

Ngoài ra, một số loại vitamin như vitamin A, D, E, và K là các vitamin tan trong chất béo. Chất béo giúp cơ thể bé hấp thụ và sử dụng tối ưu các loại vitamin này, giúp duy trì sức khỏe và phát triển tốt.

Hạn chế muối và đường

Hệ thần kinh và các cơ quan của bé 10 tháng tuổi đang phát triển và chưa hoàn thiện. Cơ thể của bé còn nhạy cảm và không thể xử lý muối và đường như người lớn. Một lượng lớn muối và đường có thể tạo ra tác động tiêu cực đến cân bằng điện giải và chức năng cơ thể của bé.

Việc tiêu thụ quá nhiều muối cũng có thể gây tăng huyết áp và tăng nguy cơ mắc các vấn đề tim mạch trong tương lai. Đường cũng có thể gây ra tăng đường huyết và tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường ở trẻ nhỏ.

Ngoài ra, cho bé ăn muối và đường từ sớm sẽ khiến vị giác của con thay đổi, khẩu vị mặn và ngọt hơn, gây ảnh hưởng xấu đến thói quen ăn uống sau này.

Chế biến kỹ và cắt nhỏ hoặc nghiền nhuyễn

Mặc dù trẻ 10 tháng đã thành thạo với việc ăn dặm, đã quen nhai và nuốt thực phẩm nhưng cũng không thể cho bé ăn thức ăn rắn. Mẹ có thể tăng độ đặc của bột lên, tuy nhiên cũng cần chú ý đảm bảo thức ăn đã được nấu chín mềm.

5 Nhóm thực phẩm phù hợp ăn dặm cho trẻ 10 tháng tuổi

Từ 6 nguyên tắc ở trên chắc hẳn mẹ cũng đã phần nào đoán được những thực phẩm nên đưa vào trong thực đơn cho bé. Để giúp mẹ có lựa chọn về thực phẩm phong phú hơn, SMIS sẽ gợi ý giúp mẹ một số thực phẩm nên cho bé ăn dặm dưới đây:

5 Nhóm thực phẩm phù hợp ăn dặm cho trẻ 10 tháng tuổi

Các loại thực phẩm chứa tinh bột

Tinh bột là nguồn năng lượng dồi dào, đảm bảo cho các hoạt động hằng ngày của bé. Các thực phẩm có nhiều tinh bột như:

  • Các loại ngũ cốc như gạo, lúa mạch, bắp, lạc, mì, bánh mỳ nguyên hạt.
  • Khoai tây, khoai lang, khoai mì.
  • Bột yến mạch, bột ngô.

Các thực phẩm có chất béo

Chất béo có vai trò lớn trong việc phát triển não bộ cho trẻ. Mẹ nên bổ sung một số thực phẩm chứa nhiều chất béo:

  • Các loại dầu: dầu ô liu, dầu hạt cải dầu, dầu hạt đậu nành,..
  • Bơ và sản phẩm từ bơ

Các thực phẩm chứa đạm

Đạm chính là nguồn dinh dưỡng giúp bé phát triển mạnh về hệ thống cơ, xương. Do đó, mẹ nên đưa các thực phẩm chứa đạm vào làm món ăn chính trong bữa cho bé:

  • Thịt: Gà, thịt bò, thịt heo, cá.
  • Đậu và các sản phẩm từ đậu như đậu nành, đậu hũ, đậu phụ.
  • Trứng: Trứng gà, trứng vịt.

Các loại trái cây

Đối với bé 10 tháng tuổi, mẹ có thể linh hoạt thay đổi các loại trái cây hằng ngày để giúp con nhận được nhiều vitamin. Các loại trái cây được chuyên gia dinh dưỡng khuyên nên cho bé ăn đó là: chuối, táo, lê, quýt, nho, kiwi, cam, lựu,…

Các loại rau củ

Rau củ chính là nguồn thực phẩm cung cấp chất xơ và khoáng chất cho bé. Mẹ hãy thường xuyên cho bé ăn rau củ với một số loại điển hình như:

  • Rau xanh lá: Rau cải, bông cải xanh, rau muống, rau chân vịt, rau bí, rau đay.
  • Củ quả: Cà chua, ớt, đậu bắp, cà rốt, củ cải đường, bí đỏ, củ hành.
  • Rau gia vị: Rau mùi, rau thì là, hành lá, rau ngổ, rau răm.

Chế độ ăn dặm cho bé 10 tháng tuổi

Để đảm bảo cho sự phát triển toàn diện cho bé 10 tháng tuổi, khi cho bé ăn dặm mẹ cũng cần chú ý đến việc xây dựng lịch trình ăn ngủ khoa học. Nếu mẹ chưa biết nên sắp xếp thời gian hợp lý hãy tham khảo lịch ăn uống, sinh hoạt cho bé 10 tháng tuổi mà chuyên gia dinh dưỡng gợi ý:

Thời gian Hoạt động
6h00 Bé thức dậy, mẹ thay tã và vệ sinh cho bé. Cho bé bú mẹ khoảng 15 phút.
7h30 Ăn dặm bữa sáng. Mẹ cho bé ăn sáng nhẹ với bột loãng từ ngũ cốc hoặc rau củ và trái cây.
7h30 – 8h Mẹ cho bé tự chơi trong nhà.
8h00 Mẹ chơi cùng bé. Thời gian này mẹ có thể dạy trẻ tập đứng.
9h00 Cho bé ti sữa mẹ 15 phút.
10h00 Cho bé ngủ giấc ngủ ngắn.
11h30 Bé thức dậy và mẹ thay tã cho bé.
12h – 12h30 Ăn dặm bữa trưa: Bữa này mẹ cần đảm bảo đầy đủ các chất dinh dưỡng bao gồm tinh bột, chất béo, đạm, vitamin,..
12h30 – 14h00 Thời gian cho bé chơi.
14h00 Cho bé ti sữa mẹ 15 phút và mẹ chơi cùng bé.
15h00 Cho bé ngủ trưa khoảng 1h30p sau đó khi bé dậy, gia đình hãy chơi cùng bé.
17h15 Cho bé ti sữa mẹ 15 phút.
17h30 Cho bé ăn nhẹ với trái cây hoặc sữa chua.
17h45 – 18h15 Ăn dặm bữa tối: Mẹ cho bé ăn dặm với thực đơn đảm bảo đầy đủ chất dinh dưỡng như bữa trưa.
18h15 – 20h15 Gia đình chơi cùng bé. Sau đó, mẹ tắm rửa, vệ sinh cho bé.
20h15 Cho bé ti sữa mẹ 15 phút.
20h30 Đọc truyện cho bé nghe và cho bé ngủ.

Bé 10 tháng tuổi đã có thể làm quen với hấp thụ được với nhiều loại thực phẩm và món ăn dặm khác nhau. Nếu như mẹ đang phân vân ngày hôm nay nên nấu gì cho bé ăn thì hãy tham khảo ngay cách làm một số món ăn dặm ngon – bổ cho bé dưới đây nhé:

1. Cháo thịt heo rau ngót

Nguyên liệu:

  • 40g gạo tẻ
  • 30g thịt heo xay
  • 1 nắm nhỏ rau ngót
  • Dầu ăn dặm
  • Gia vị ăn dặm

Hướng dẫn:

  1. Gạo ngâm 15 – 30 phút, vo sạch và cho vào nồi cùng với nước để nấu cháo. Đun cháo trắng trong 20 phút để gạo nở hết.
  2. Làm nóng chảo khác, thêm một ít dầu ăn dặm và xào săn thịt heo đã xay.
  3. Rau ngót rửa sạch, băm nhuyễn.
  4. Khi cháo trắng đã đủ độ nhừ, thêm rau và thịt đã xào và cùng nồi nấu cháo và đun thêm 7 – 10 phút. Thêm một ít gia vị ăn dặm phù hợp với khẩu vị của bé. Tắt bếp, chờ cháo nguội và cho bé ăn.

Ngoài thịt heo ra, mẹ có thể thay bằng thịt bò sẽ mang lại cho bé một món ăn dặm rất thơm ngon và giàu chất sắt.

2. Súp gà, ngô, nấm hương

Nguyên liệu:

  • 30g thịt ức gà
  • Nửa bắp ngô ngọt
  • 30g nấm hương tươi
  • 1/3 củ hành tây
  • 15g bột năng/ bột bắp
  • Dầu ăn dặm
  • Gia vị ăn dặm

Hướng dẫn:

  1. Thịt ức gà rửa sạch và đem đi hấp hoặc luộ

Lê Hoài Nam, tác giả của kidbicals.vn, là người đam mê chia sẻ kiến thức sức khỏe mẹ và bé. Với tầm nhìn chăm sóc gia đình, anh không chỉ là người viết bài mà còn là người hướng dẫn và đồng hành cùng các bậc phụ huynh. Với sự tận tâm và kiến thức chuyên sâu, Lê Hoài Nam mong muốn mang đến cho độc giả những thông tin hữu ích và đáng tin cậy, giúp mọi gia đình phát triển mạnh mẽ và khoẻ mạnh.

Related Posts

Hỗn hợp, chất tinh khiết, dung dịch – Cánh diều: Kiến thức khoa học tự nhiên lớp 6

Hãy cùng tìm hiểu về hỗn hợp, chất tinh khiết và dung dịch trong môn học Khoa học tự nhiên lớp 6. Bài viết này sẽ giúp…

4 Nghiên cứu mới về chất lượng giấc ngủ của sinh viên

4 Nghiên cứu mới về chất lượng giấc ngủ của sinh viên

Giấc ngủ đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống của chúng ta, đặc biệt là đối với sinh viên. Chất lượng giấc ngủ không chỉ ảnh…

Những Bí Mật Về Serum Vitamin C Bị Oxy Hóa

Những Bí Mật Về Serum Vitamin C Bị Oxy Hóa

Serum Vitamin C đã trở thành một loại serum được yêu thích và sử dụng trong chu trình dưỡng da hàng ngày. Tuy nhiên, vấn đề Vitamin…

Ô nhiễm phóng xạ: Nguyên nhân, hậu quả và sự nguy hiểm

Ô nhiễm phóng xạ: Nguyên nhân, hậu quả và sự nguy hiểm

Ô nhiễm phóng xạ là một vấn đề nghiêm trọng gây tác động không chỉ đối với con người mà còn đến môi trường sống. Trong bài…

Bột Vitamin C The Ordinary 100% L Ascorbic Acid Powder 20g: Sản phẩm chăm sóc da hiệu quả từ Little London

Nhắc đến việc chăm sóc da, Vitamin C luôn được biết đến như một thành phần không thể thiếu. Với bột Vitamin C The Ordinary 100% L…

Bồn khuấy trộn chất lỏng, bồn khuấy trộn hóa chất 50L, 200L, 500L

Bồn khuấy trộn chất lỏng – Mang hiệu suất cao đến công việc sản xuất của bạn

Khuấy trộn nguyên liệu là công đoạn quan trọng nhất trong quá trình sản xuất. Thay vì sử dụng phương pháp thủ công mất thời gian và…