Dinh Dưỡng Cho Trẻ Dưới 1 Tuổi Và Trên 1 Tuổi

Đinh Dưỡng Trẻ

Dinh Dưỡng của Trẻ Dưới 1 Tuổi

Trẻ Dưới 6 Tháng Tuổi

a. Thức Ăn Của Trẻ:

  • Trẻ được bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu. Sữa mẹ là thức ăn tốt nhất và phù hợp nhất cho sự phát triển của trẻ. Sữa mẹ được tiết khoảng 600 – 1000ml/24h.
  • Sữa mẹ được chia làm 3 loại:
    • Sữa non: đầu tiên tiết ra trong vài ngày đầu, rất giàu đạm và chứa đủ vitamin, chất khoáng và yếu tố miễn dịch.
    • Sữa chuyển tiếp: từ ngày thứ 5 – 14 sau khi sinh.
    • Sữa vĩnh viễn: từ ngày 14 sau khi sinh.

b. Tính Ưu Việt Của Sữa Mẹ:

  • Thành phần của sữa mẹ là hoàn hảo nhất:
    • Dễ tiêu hoá, dễ hấp thu, chứa đầy đủ chất đạm, mỡ, đường, vitamin và khoáng chất.
    • Protein: đủ axit amin cần thiết, trong đó 80% là lactalbumin và 20% là casein.
    • Lipit: chứa đủ các loại axit béo không no cần thiết, trong đó limolenic và linone, cùng với lipaza giúp hấp thu lipid ngay trong dạ dày.
    • Gluxit: chủ yếu là đường betalactose, tạo môi trường tốt cho vi khuẩn bitidus phát triển.
  • Sữa mẹ còn chứa acid lactic giúp hấp thu canxi, sắt và muối khoáng, cùng với DHA giúp trí não phát triển.
  • Sữa mẹ còn chứa các yếu tố miễn dịch:
    • Lactopherin có tác dụng cản trở sự phát triển của vi khuẩn.
    • IgA: giúp miễn dịch đường tiêu hoá của trẻ.
    • Interferon ức chế sự phát triển của virus.
  • Tăng tình cảm mẹ con.
  • Có khả năng miễn dịch, chống dị ứng và nhiễm khuẩn.
  • Giúp mẹ chống bệnh tật và lập kế hoạch hóa gia đình.
  • Tiện lợi và tiết kiệm.

c. Phương Pháp Nuôi Trẻ:

  • Thời gian cho bú:
    • Bú mẹ càng sớm càng tốt, bú ngay sau sinh.
    • Bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu, không cho ăn bất kỳ thức ăn nào khác.
    • Bú theo nhu cầu của trẻ, ít nhất 8 lần trong 24 giờ.
    • Trẻ được bú cả ngày lẫn đêm.
    • Trẻ được bú hết cả sữa đầu và sữa cuối.
    • Cai sữa khi trẻ được 24 tháng.
  • Cách cho con bú:
    • Cách ngậm vú đúng: miệng trẻ mở rộng, ngậm hết cả quầng vú, môi dưới hướng ra ngoài, cằm trẻ tiếp xúc với vú mẹ.
    • Tư thế bú đúng: đầu và thân trẻ nằm trên đường thẳng, trẻ được bế sát vào lòng mẹ, đầu trẻ hướng về phía vú mẹ, mẹ đỡ toàn thân trẻ.
    • Các dấu hiệu đánh giá trẻ đã bú đủ: trẻ đi tiểu nhiều, tăng cân tốt, tự nhả vú, giấc ngủ dài, trẻ còn mút sau khi đã bú và nhìn thấy trẻ nuốt.

Đối với trẻ được nuôi nhân tạo (mẹ không có sữa hoặc mẹ bị bệnh…)

  • Trẻ dưới 7 ngày: Nuôi trẻ bằng các loại sữa phù hợp theo công thức: X ml = n × 70/80. Trong đó, X là số lượng sữa/24h, n là số ngày tuổi, 70 với trẻ có cân nặng ≤ 3200g, 80 với trẻ có cân nặng ≥ 3200g.
  • Trẻ trên 1 tuần tuổi: X ml = 800 ± (50 × n), trong đó n là số tuần tuổi.
  • Trẻ dưới 8 tuần tuổi: X ml = 800 – 50 (8 – n), trong đó n là số tuần tuổi.
  • Trẻ trên 2 tháng: X ml = 800 + 50 (n – 2), trong đó n là số tháng tuổi.
  • Tính theo Calo:
    • Trẻ 1 – 3 tháng: 120 – 130 Kcalo/kg/24h.
    • Trẻ 2 – 6 tháng: 110 – 120 Kcalo/kg/24h.
    • Trẻ 6 – 12 tháng: 100 – 110 Kcalo/kg/24h.
  • Trẻ trên 12 tháng: cần ăn ít nhất 1 lít thức ăn.
  • Giờ ăn: Trẻ sơ sinh: 8 bữa; trẻ dưới 3 tháng: 7 bữa; trẻ 3 – 5 tháng: 6 bữa; trẻ 5 – 6 tháng: 5 bữa.

Dinh Dưỡng Trẻ Trên 6 Tháng Tuổi Đến 1 Tuổi

  • Khi trẻ được 6 tháng, cần bổ xung thức ăn.

  • Nếu trẻ ăn quá sớm, sẽ nguy hiểm: thức ăn dặm ít dinh dưỡng hơn sữa mẹ, trẻ bú ít đi, làm giảm bài tiết sữa, trẻ không nhận được đủ yếu tố miễn dịch có trong sữa mẹ, gây nguy cơ nhiễm khuẩn, chậm lớn và tăng khả năng mang thai sớm cho bà mẹ.

  • Số bữa:

    • 6 tháng: bú mẹ + 1 bát bột loãng 5%. Trẻ ăn dần và số lượng tăng dần lên 200ml/bữa + 20ml hoa quả nghiền.
    • 7-8 tháng: bú mẹ + 2 bữa bột đặc 10% mỗi bữa 200ml + 40ml nước hoa quả.
    • 8-12 tháng: bú mẹ + 3 bữa bột đặc, mỗi bữa 200ml + 60ml nước hoa quả.
  • Cách cho trẻ ăn:

    • Khi bắt đầu cho trẻ ăn bổ sung, cần cho trẻ ăn từ từ, tăng dần số lượng và chất lượng thức ăn.
    • Ăn từ lỏng đến đặc và thức ăn được nấu chín nhừ hoặc nghiền nát. Ngoài bữa ăn bổ sung, trẻ vẫn được bú mẹ.
    • Thành phần thức ăn bổ sung phải đầy đủ theo ô vuông thức ăn.
    • Khuyến khích trẻ ăn.
    • Cho trẻ ăn ngay sau khi chế biến.
    • Dụng cụ và thực phẩm dùng cho trẻ phải đảm bảo vệ sinh và an toàn.

Dinh Dưỡng Trẻ Trên 1 Tuổi

a. Trẻ Tiếp Tục Được Bú Mẹ Và Ăn Bổ Xung:

  • Bú mẹ.
  • Với trẻ không đủ sữa hoặc mẹ bị bệnh, cần bổ xung thêm sữa công thức.
  • Trẻ tiếp tục được bú mẹ, bú theo nhu cầu, bú cả ngày lẫn đêm.
  • Cai sữa khi trẻ được 18 – 24 tháng hoặc lâu hơn có thể.
  • Trẻ được bú hết cả sữa đầu và sữa cuối.
  • Ăn bổ xung: cho trẻ ăn thêm các loại thức ăn khác trong thời gian còn bú mẹ. Trẻ được làm quen dần với thức ăn của gia đình, thường thì khi trẻ được 2 tuổi, sữa mẹ được thay thế hoàn toàn bằng thức ăn gia đình.

b. Thành Phần Thức Ăn Bổ Xung Phải Đủ:

  • Các thực phẩm giàu năng lượng, protein và vi chất: kẽm, canxi, vitamin A, sắt…
  • Sử dụng các chất có hàm lượng đạm cao, như thịt gia súc, gia cầm, trứng, sữa…
  • Các loại thực phẩm giàu sắt, như gan, tạng có màu thẫm, thịt bò.
  • Thực phẩm giàu kẽm, như lòng đỏ trứng, tôm cua, cá.
  • Thực phẩm giàu vitamin A, như gan, sữa mẹ, lòng đỏ trứng, các loại củ, quả có màu đỏ; rau có màu xanh thẫm.
  • Thực phẩm giàu vitamin C, như bưởi, cam, quýt, rau xanh.
  • Thực phẩm giàu canxi, như sữa, phô-mát, sữa chua, cá hộp.
  • Trong bữa ăn cần có chất béo, như dầu ăn, mỡ.
  • Thức ăn bổ xung phải đảm bảo sạch, an toàn, không có tác nhân gây bệnh, không có chất độc hại. Khi ăn cá, cần chú ý xương hoặc thức ăn cứng có thể gây tổn thương cho trẻ.
  • Thức ăn cho trẻ không nên quá nóng, cay, mặn; phải có sẵn ở địa phương, dễ kiếm, giá cả phù hợp và trẻ thích ăn.
  • Ô vuông thức ăn:

Ô vuông thức ăn

c. Số Bữa Ăn Bổ Xung:

  • Trẻ từ 1 – 2 tuổi (12 – 24 tháng):

    • Bú mẹ theo nhu cầu.
    • Trẻ ăn 3 bữa cháo đặc, mỗi bữa khoảng 250ml.
    • Hoa quả nghiền 60ml.
    • Nếu mẹ không có sữa, trẻ cần ăn thêm 2 bữa phụ/ngày, có thể là sữa chua, sữa công thức, súp, bánh quy, bánh mỳ…
    • Cho trẻ ăn theo giờ để tạo phản xạ có điều kiện kích thích tiết dịch vị, giúp trẻ có cảm giác đói và thèm ăn.
  • Trẻ trên 2 tuổi: Ở tuổi này, trẻ có thể ăn cùng thức ăn của gia đình, gồm 3 bữa chính là cơm hoặc cháo và 1 – 2 bữa phụ xen kẽ, thức ăn của bữa phụ có thể là sữa, nước hoa quả.

d. Cách Cho Trẻ Ăn:

  • Vệ sinh sạch sẽ bàn tay và dụng cụ nấu cho trẻ.
  • Thức ăn được nấu chín, nhừ và nghiền nhỏ.
  • Khuyến khích trẻ ăn hết khẩu phần và đủ số bữa trong ngày.
  • Cho trẻ ăn ngay sau khi chế biến.
  • Khi cho trẻ ăn, không để trẻ xem tivi hoặc nghe nhạc để tránh phân tán tư tưởng.

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương – Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

Facebook: facebook.com/BVNTP

Youtube: youtube.com/bvntp

Lê Hoài Nam, tác giả của kidbicals.vn, là người đam mê chia sẻ kiến thức sức khỏe mẹ và bé. Với tầm nhìn chăm sóc gia đình, anh không chỉ là người viết bài mà còn là người hướng dẫn và đồng hành cùng các bậc phụ huynh. Với sự tận tâm và kiến thức chuyên sâu, Lê Hoài Nam mong muốn mang đến cho độc giả những thông tin hữu ích và đáng tin cậy, giúp mọi gia đình phát triển mạnh mẽ và khoẻ mạnh.

Related Posts

Hỗn hợp, chất tinh khiết, dung dịch – Cánh diều: Kiến thức khoa học tự nhiên lớp 6

Hãy cùng tìm hiểu về hỗn hợp, chất tinh khiết và dung dịch trong môn học Khoa học tự nhiên lớp 6. Bài viết này sẽ giúp…

4 Nghiên cứu mới về chất lượng giấc ngủ của sinh viên

4 Nghiên cứu mới về chất lượng giấc ngủ của sinh viên

Giấc ngủ đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống của chúng ta, đặc biệt là đối với sinh viên. Chất lượng giấc ngủ không chỉ ảnh…

Những Bí Mật Về Serum Vitamin C Bị Oxy Hóa

Những Bí Mật Về Serum Vitamin C Bị Oxy Hóa

Serum Vitamin C đã trở thành một loại serum được yêu thích và sử dụng trong chu trình dưỡng da hàng ngày. Tuy nhiên, vấn đề Vitamin…

Ô nhiễm phóng xạ: Nguyên nhân, hậu quả và sự nguy hiểm

Ô nhiễm phóng xạ: Nguyên nhân, hậu quả và sự nguy hiểm

Ô nhiễm phóng xạ là một vấn đề nghiêm trọng gây tác động không chỉ đối với con người mà còn đến môi trường sống. Trong bài…

Bột Vitamin C The Ordinary 100% L Ascorbic Acid Powder 20g: Sản phẩm chăm sóc da hiệu quả từ Little London

Nhắc đến việc chăm sóc da, Vitamin C luôn được biết đến như một thành phần không thể thiếu. Với bột Vitamin C The Ordinary 100% L…

Bồn khuấy trộn chất lỏng, bồn khuấy trộn hóa chất 50L, 200L, 500L

Bồn khuấy trộn chất lỏng – Mang hiệu suất cao đến công việc sản xuất của bạn

Khuấy trộn nguyên liệu là công đoạn quan trọng nhất trong quá trình sản xuất. Thay vì sử dụng phương pháp thủ công mất thời gian và…